Thiên Ấn Tham Gia Hội nghị Khoa học Hội Lọc Máu Việt Nam lần thứ IV: Nơi hội tụ nhiều chuyên gia lọc máu hàng đầu cả nước

Thiên Ấn Tham Gia Hội nghị Khoa học Hội Lọc Máu Việt Nam lần thứ IV: Nơi hội tụ nhiều chuyên gia lọc máu hàng đầu cả nước

    Thiên Ấn Tham Gia Hội nghị Khoa học Hội Lọc Máu Việt Nam lần thứ IV: Nơi hội tụ nhiều chuyên gia lọc máu hàng đầu cả nước

    Tuy mới thành lập năm 2020, nhưng lọc máu Việt nam đã có lịch sử 52 năm phát triển. Dù vậy, sự phát triển mạnh mẽ nhất của lọc máu bắt đầu từ cuối những năm 2000, khi mà Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản cho phép thành lập thận nhân tạo tại tuyến tỉnh từ năm 2005 và tuyến huyện năm 2014.

    PV: Thưa ông, Hội nghị Khoa học Hội Lọc máu Việt Nam lần thứ IV được tổ chức tại TP.HCM với chủ đề: Biến chứng tim mạch trong lọc máu: Thách thức trong chẩn đoán và điều trị. Vì sao tại hội nghị khoa học lần thứ IV năm 2024 lại chọn chủ đề này?

    TS Nguyễn Hữu Dũng: Đến nay, Hội Lọc Máu Việt Nam (VDA) đã tổ chức thành công 4 Hội nghị khoa học toàn quốc và nhiều Hội nghị trực tuyến. Mỗi Hội nghị Khoa học - Hội Lọc Máu Việt Nam đều lấy một chủ đề làm trọng tâm nhằm mục đích nâng cao năng lực chuyên môn cho các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và người bệnh bệnh thận mạn và điều trị thay thế thận.

    TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội Lọc Máu Việt Nam

    Người bệnh lọc máu có thể mắc phải rất nhiều các bệnh lý khác nhau. Các bệnh lý đó chỉ có thể gặp riêng ở người bệnh mắc bệnh thận mạn ngoài các bệnh lý tim mạch gồm thiết máu và các rối loạn tiểu cầu, bạch cầu; bất thường về đông máu, các bệnh lý chất khoáng xương, các rối loạn tâm sinh lý, xã hội, bệnh thần kinh cơ, rối loạn tâm thần và giấc ngủ...

    Nguyên nhân nhiều bệnh lý chưa rõ ràng, nhưng được cho là phần lớn gây ra bởi những độc tố tăng ure máu với hơn 130 độc tố, các bất thường về nội tiết... Dù thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng có thể lọc được các độc tố có kích thước nhỏ, nhưng rất hiều độc tố có kích thước lớn là khó giải quyết, dẫn đến tích lũy trong cơ thể người bệnh. Cùng với đó là các rối loạn nội tiết, cân bằng kiềm toan cũng gây ra những khó khăn điều trị nhất định. Các biến chứng trên thường diễn ra đồng thời, và ảnh hưởng lẫn nhau và thường làm bệnh lý trầm trọng thêm. Một trong những biến chứng đích cuối cùng của người bệnh lọc máu là các biến chứng về tim mạch. Người bệnh có thể mắc cao huyết áp, phì đại thất trái, suy tim xung huyết, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành... và tử vong. Tử vong do biến chứng tim mạch ở người bệnh lọc máu là nguyên nhân tử vong hàng đầu, nhiều báo cáo cho thấy tử vong do tim mạch có thể lên đến 31% nguyên nhân tử vong, tiếp theo là nhiễm trùng là 23%, bệnh lý ác tính là 8%.

    Chính vì vậy, để có được một quả tim khỏe mạnh là một vấn đề còn nhiều thách thức. Người bệnh và nhân viên y tế cần phải hiểu rõ là cần phải thực hiện lọc máu đầy đủ, duy trì một lối sống lành mạnh, phòng ngừa đồng thời nhiều biến chứng liên quan đến biến chứng tim mạch. Đây chính là lý do mà Hội Lọc máu lựa chọn chủ để này trong Hội nghị năm 2024 này.

    PV: Nước ta hiện có hơn 400 đơn vị chạy thận nhân tạo và cung cấp dịch vụ lọc máu cho khoảng 33.000 bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối, nhu cầu được lọc máu gần nhà là mong mỏi chính đáng của người bệnh, vì sao chúng ta chưa phủ khắp được hệ thống lọc máu đến các bệnh viện tuyến huyện thưa ông?

    TS Nguyễn Hữu Dũng: Từ năm 2021, Hội Lọc Máu Việt Nam đã thực hiện thống kê dữ liệu lọc máu hàng năm. Mong muốn của người bệnh được lọc máu gần nhà cũng là mong muốn của những người thầy thuốc chúng tôi. Khi người bệnh được lọc máu gần nhà, người bệnh sẽ rút ngắn quãng đường, thời gian và chi phí di chuyển, chủ động trong bố trí hợp lý thời gian điều trị và làm việc, học tập, từ đó giúp người bệnh có thể tự chủ trong chăm sóc và duy trì cơ hội việc làm, hạn chế sự phụ thuộc về chăm sóc và tài chính của người thân...

    Chuyên gia Hội Lọc Máu Việt Nam hướng dẫn kỹ thuật HD online.

    Đến nay, có 33,5% các quận/huyện là có có ít nhất 1 đơn vị thận nhân tạo. Theo thống kê của chúng tôi, nhiều tỉnh, thành chỉ có 1 đến 2 đơn vị lọc máu, đặc biệt là các tỉnh miền núi Tây Bắc, Đông bắc, Bắc Trung bộ và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên... Một số tỉnh có nhiều đơn vị lọc máu nhưng lại tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa.

    Bên cạnh đó, Hội Lọc Máu Việt Nam đã, đang phối hợp với UBND các tỉnh, thành, Sở Y tế địa phương phát triển hệ thống lọc máu ở tuyến huyện. Chúng tôi hy vọng, với sự đồng hành, ủng hộ của hệ thống chính trị, cùng quyết tâm của lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Sở Y tế đến năm 2030, 100% y tế tuyến huyện đều có hệ thống thận nhân tạo Bên cạnh đó, thận nhân tạo cũng chưa thu hút được xã hội hóa (chỉ 7,8% đơn vị thận nhân tạo là của bệnh viện ngoài công lập) hay chưa có đơn vị thận nhân tạo tại cộng đồng. Thiếu đơn vị lọc máu hoặc phân bố các đơn vị lọc máu không đồng đều vẫn khiến người bệnh phải di chuyển xa, thậm chí ở trọ để điều trị, gây ra những gánh nặng bệnh tật và xã hội khác kèm theo cho người bệnh.

    Việc chưa thể bao phủ hoặc tập trung quá nhiều đơn vị thận nhân tạo ở thành phố lớn có thể do nhiều nguyên nhân.

    Những nguyên nhân có thể là, các tỉnh chưa có lộ trình hoặc kế hoạch triển khai kỹ thuật thận nhân tạo tuyến huyện.

    Thiếu điều kiện về cơ sở hạ tầng, nhân lực.

    Vốn đầu tư một đơn vị thận nhân tạo lớn, triển khai thận nhân tạo yêu cầu kỹ thuật phức tạp trong khi mức chi trả bảo hiểm y tế lại chưa thể đáp ứng được các chi phí đó.

    Máy thận nhân tạo, hệ thống RO cần được theo dõi, bảo trì, kiểm định thường xuyên.

    Các điều kiện bên ngoài khác như nguồn nước máy chưa bao phủ hết các quận, huyện.

    Nhận thức của xã hội vẫn coi kỹ thuật này là kỹ thuật cao, bệnh nhân thận nhân tạo là bệnh nặng, trong khi ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ chỉ coi người mắc bệnh thận mạn là bệnh mạn tính không lây nhiễm, có thể quản lý tại các đơn vị thận nhân tạo tại cộng đồng...

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline